Một số lưu ý trong khám chữa bệnh BHYT

1. Đối với bệnh nhân mãn tính tiểu đường, huyết áp (TĐ, HA)

a. Khám chữa bệnh:

- Đối với bệnh nhân TĐ, HA. Khi lần đầu tiên đến khám chữa bệnh sẽ được làm đầy đủ các xét nghiệm theo đúng triệu chứng, chẩn đoán. Được cấp 10 ngày thuốc ở lần đầu tiên. Lần thứ hai bệnh nhân đến khám sẽ hướng dẫn làm hồ sơ bệnh án và bắt đầu cấp thuốc định kỳ hàng tháng.

- Với bệnh nhân TĐ hàng tháng đến khám bệnh sẽ được kiểm tra đường máu, nước tiểu và cấp thuốc. Với bệnh nhân HA, hàng tháng đến khám bệnh sẽ được đo huyết áp và cấp thuốc; 3 tháng một lần sẽ được kiểm tra tổng thể các chỉ số sinh hóa theo chỉ định của bác sĩ.

- Việc cấp thuốc ngoài thuốc TĐ, HA định kỳ, nếu cấp thêm các thuốc bổ, thuốc hỗ trợ thì cần chẩn bệnh kèm theo sao cho hợp lý.

b. Hồ sơ bệnh án:

- Khi làm hồ sơ bệnh án cho người bệnh mãn tính TĐ, HA cần chú ý: 

+ Hồ sơ ghi rõ ràng, đầy đủ, hạn chế gạch xóa, không sử dụng bút xóa trong bất cứ trường hợp nào.

+ Tên các dịch vụ kĩ thuật, thuốc … không được viết tắt. Ghi đầy đủ  và chính xác.

+ Kiểm tra chữ kí bác sĩ đúng ngày khám chữa bệnh, đúng trong chỉ định và kết quả.

 2. Đối với bệnh nhân khám chữa bệnh BHYT khác:

- Chú ý: triệu chứng –> dịch vụ kỹ thuật -> chẩn đoán -> thuốc luôn theo sát nhau.

+ dịch vụ kĩ thuật làm đúng theo triệu chứng.

+ chẩn đoán bệnh sát theo dịch vụ kĩ thuật đã làm.

+ thuốc cấp đúng theo chẩn đoán bệnh.

(Lưu ý, trên phơi bảo hiểm chỉ hiển thị CHẨN ĐOÁN BỆNH, không hiển thị Triệu chứng bệnh, vì thế cần khéo léo trong chẩn đoán bệnh để sát theo dịch vụ kĩ thuật đã làm.)

- Một số trường hợp cụ thể cần chú ý:

+ XN Định lượng Acid Uric chỉ dùng trong trường hợp bệnh nhân có chẩn đoán bệnh viêm khớp hoặc bệnh liên quan đến viêm khớp.

+ Thuốc có hoạt chất Glucosamin chỉ cấp cho bệnh nhân có chẩn đoán bệnh viêm khớp gối.

+ Thuốc có hoạt chất Alphachymotrypsin chỉ dùng trong trường hợp điều trị bệnh nhân “phù nề sau chấn thương, bỏng”.

+ Dịch vụ nội soi TMH chỉ dùng trong các trường hợp được quy định trong công văn (….)

+ Dịch vụ: Định lượng Bilirubin gián tiếp [Máu] sẽ ko được bảo hiểm thanh toán nếu kê cùng Định lượng Bilirubin toàn phần [Máu] và Định lượng Bilirubin trực tiếp [Máu]

+ Khi điều trị tủy răng (kể cả điều trị tủy răng sữa), bắt buộc phải có phim chụp Xquang răng (cận chóp) – (hiện tại đang chụp thay thế bằng phim xquang hàm chếch)

+ ...

- Những trường hợp bệnh nhân đến khám chữa bệnh nhiều lần trong thời gian ngắn cần chú ý:

+ các dịch vụ kỹ thuật ở lần khám sau nếu không cần thiết thì hạn chế sử dụng.

+ khi cấp thuốc cần chú ý không trùng lặp thuốc bệnh nhân 

3. Lưu ý trong cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH cho bệnh nhân đến khám chữa bệnh.

+ Cấp giấy nghỉ ốm tối đa không quá 7 ngày theo quy định (riêng đối với  phòng khám, hạn chế cấp giấy nghỉ quá 5 ngày)

+ Với mỗi trường hợp cần chú ý không cấp giấy nghỉ liên tục nhiều lần trong 1 thời gian ngắn.

+ Đối với trường hợp cấp giấy nghỉ ốm cho người đến khám thai: cấp nghỉ 1 ngày (riêng trường hợp thai có bệnh lý: cấp nghỉ 2 ngày)

Bạn có thấy bài viết này hữu ích không?